Huyện Hoa Lư
Lượt xem: 25227
Hoa Lư là một huyện nằm ở trung tâm tỉnh Ninh Bình, có vị trí bao bọc phía bắc và tây với thành phố Ninh Bình, phía bắc giáp huyện Gia Viễn, phía tây giáp thị xã Tam Điệp, phía nam giáp huyện Yên Mô, phía đông giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và thành phố Ninh Bình.

Hoa Lư có diện tích tự nhiên 139,7 km² và dân số 103,9 nghìn người (2003). 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh Khang, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Thắng và thị trấn Thiên Tôn.

Lịch sử 

Huyện Hoa Lư được thành lập ngày 27/4/1977 do hợp nhất huyện Gia Khánh (phủ Tràng An) và thị trấn Ninh Bình, khi đó thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Thị xã Ninh Bình chuyển thành thị trấn Ninh Bình, huyện lỵ huyện Hoa Lư. Ngày 9/4/1981, tái lập thị xã Ninh Bình, tách khỏi huyện Hoa Lư. Trụ sở huyện Hoa Lư chuyển về xã Ninh Khánh. Sau đó nhiều lần tách đất huyện Hoa Lư nhập vào thị xã Ninh Bình. Từ năm 1991, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình với trung tâm là thị trấn Thiên Tôn. Trong tương lai, do sức ép phát triển đô thị của thành phố Ninh Bình, rất có thể diện tích huyện Hoa Lư tiếp tục sẽ dần được chuyển nhập về thành phố này.

Cố đô Hoa Lư

Khu di tích Cố đô Hoa Lư có diện tích hơn 13 km2, gần bằng 1/10 diện tích huyện Hoa Lư. Mặt khác, một phần nhỏ của Cố đô Hoa Lư nằm trên địa phận thành phố Ninh Bình và huyện Gia Viễn. Vì vậy khái niệm huyện Hoa Lư và Cố đô Hoa Lư chỉ mang tính tương đối về chủ thể, một là địa danh hành chính và một là địa danh lịch sử
Hoa Lư là vùng đất nổi tiếng của Việt Nam với truyền thống lịch sử vẻ vang, từng là kinh đô đầu tiên của nước Đại Cồ Việt - kinh đô Việt Nam thống nhất ở thế kỷ X, nơi phát tích ba triều đại nhà Đinh, nhà Lê và nhà Lý với 6 vị vua: Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế, Lê Đại Hành, Lê Trung Tông, Lê Long Đĩnh và Lý Công Uẩn.

Kinh tế

Hoa Lư có ưu thế về giao thông cả về thuỷ, bộ và sắt. Với vị trí giữa hai trung tâm lớn là thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp. Tiềm năng vị trí và du lịch lớn kéo theo các hoạt động kinh tế của huyện phát triển mạnh như: các khu công nghiệp, khai thác đá, làng nghề truyền thống, v.v...

Công nghiệp

Hoa Lư hiện có 3 cụm công nghiệp tập trung:

  • Cụm công nghiệp Ninh Khánh: Phía Bắc thành phố Ninh Bình (thuộc quy hoạch mở rộng thành phố Ninh Bình) với diện tích: 20,0 ha. Nằm gần trung tâm, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng. Đây là nơi chủ yếu bố trí sản xuất công nghiệp nhẹ.
  • Cụm công nghiệp Ninh Tiến: thuộc Xã Ninh Tiến, Diện tích: 65 ha. Rất thuận lợi về giao thông đường thuỷ. Lĩnh vực sản xuất chính: Chế biến, sản xuất đá mỹ nghệ, vật liệu đá cao cấp và Công nghiệp, cơ khí vận tải thuỷ.
  • Cụm công nghiệp Thiên Tôn ở phía bắc thị trấn Thiên Tôn, diện tích: 50 ha. Thuận lợi: Cách trung tâm tỉnh 5 km, giáp Quốc lộ 1A, cơ sở hạ tầng tốt, địa hình bằng phẳng. Lĩnh vực bố trí: Công nghiệp dệt may, gia công chế biến hàng thủ công mỹ nghệ và Các cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm.

Nông nghiệp

Hoa Lư là một huyện thuộc vùng chiêm trũng, kinh tế nông nghiệp không phát triển như các huyện ven biển Yên Khánh và Kim Sơn. Nghề chăn nuôi dê núi và

Điểm du lịch

Hoa Lư là một huyện giàu tiềm năng du lịch, mảnh đất một thời là kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Hoa Lư có địa hình thuộc vùng bán sơn địa, là nơi chuyển tiếp giữa miền rừng núi và đồng bằng nên có rất nhiều các hang động, thắng cảnh thuận lợi phát triển du lịch. Ngày nay Hoa Lư được biết đến với các khu du lịch nổi tiếng sau:

  • Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động là khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam với nhiều điểm du lịch thắng cảnh như: Tam Cốc, xuyên thuỷ động, động Tiên, thung Nắng, thung Nham, vườn chim và các di tích: chùa Bích Động, đền Thái Vi, cố viên lầu…
  • Khu di tích lịch sử văn hóa cố đô Hoa Lư với các di tích: đền Đinh – Lê, đền thờ công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Đông Vương, phủ Kính Thiên, động Hoa Sơn…
  • Khu du lịch sinh thái Hang động Tràng An với các hang động, thung nước, núi non, rừng sinh thái và các di tích đền, phủ từ thời Đinh-Lê…

Lễ hội văn hóa

  • Lễ hội cố đô Hoa Lư là lễ hội cấp vùng diễn ra vào đầu tháng 3 âm lịch tại sân khấu lễ hội khu di tích lịch sử văn hoá cố đô Hoa Lư tưởng nhớ công ơn các vị vua tại Hoa Lư như Đinh Tiên Hoàng vàLê Đại Hành…
  • Lễ hội đền Thái Vi diễn ra vào giữa tháng 3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vị vua nhà Trần...
  • Làng nghề truyền thống: Thêu ren Văn Lâm Ninh Hải, đá mỹ nghệ Ninh Vân, v.v... 

Ninhbinh.gov.vn

  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH