Toạ đàm khoa học “Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Lượt xem: 95
Chiều 10/7/2024, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Thực hiện nghị quyết đại hội XIII của Đảng về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”.

Đại biểu Đoàn công tác Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh dự hội nghị có: GS. TS Lê Văn Lợi - PGĐ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị; PGS.TS Lê Văn Chiến, Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công chủ trì hội nghị; PGS. TS Đặng Thị Ánh Tuyết, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý Khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; GS. TS Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội; cùng dự có các giảng viên, nghiên cứu viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

anh tin bai

Đại biểu tỉnh Ninh Bình dự tọa đàm có đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị đoàn thể, các doanh nghiệp của tỉnh.

Phát biểu khai mạc buổi toạ đàm, đồng chí Nguyễn Cao Sơn, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ 22; Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Ninh Bình đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Ninh Bình đã xác định việc “tăng cường hiệu lực, tạo sự chuyển biến rõ nét trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu” là một trong những nội dungtrọng tâm về phát triển kinh tế trong giai đoạn 2020-2025, trong đó tập trung vào nhiệm vụ: chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuẩn hóa hệ thống thông tin về tài nguyên và môi trường, nhất là lĩnh vực đất đai. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

Buổi tọa đàm có ý nghĩa rất quan trọng, mang lại nhiều bài học kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng chí Phó Chủ tịch Nguyễn Cao Sơn mong rằng các đồng chí lãnh đạo đại diện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh tích cực tham gia đóng góp nhiều ý kiến để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề mà Tọa đàm quan tâm đặt ra và bằng kinh nghiệm thực tiễn tham gia góp ý với tỉnh về công tác bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, giúp Ninh Bình phát huy tốt các mặt đã đạt được, đồng thời khắc phục, điều chỉnh các nội dung còn tồn tại hạn chế; góp phần đưa Ninh Bình phát triển toàn diện, bền vững, phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, đó là: Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế xã hội bền vững; triển khai đạt nhiều kết quả tích cực trong thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Quan trọng hơn nữa, buổi toạ đàm có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Ninh Bình khi Quy hoạch tỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với quan điểm, mục tiêu là: “Xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, hình mẫu kết hợp hài hoà giữa phục dựng, bảo tồn di sản và tăng trưởng xanh, hướng vào chất lượng phát triển, giữ vững địa bàn vững chắc về quốc phòng và an ninh. Một tỉnh đã kiên định, kiên trì hơn 20 năm để chuyển đổi phát triển kinh tế từ Nâu sang Xanh”.

Báo cáo đề dẫn toạ đàm, GS. TS Lê Văn Lợi - PGĐ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh: Môi trường và biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, là mối quan tâm chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu của tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt giàu, nghèo, chế độ chính trị, thể chế phát triển. Ở nhiều quốc gia, bảo vệ môi trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong các chương trình nghị sự; chiến lược, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển đất nước. Rất nhiều chủ trương, chính sách được ban hành và thực thi trên thực tế; công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực như: Diện tích che phủ rừng được khôi phục, ý thức bảo vệ môi trường của chính quyền, doanh nghiệp và người dân đã từng bước được cải thiện. Kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đã được đưa vào các chương trình nghị sự của nhiều địa phương trong cả nước. Những năm qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh được các cấp các ngành quan tâm tạo được sự chuyển biến tích cực, phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên ngày càng tốt hơn. Với sự quan tâm chỉ đạo sát sao, năm 2023, trong chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), với 44,0721 điểm, tỉnh Ninh Bình lọt Top 15 tỉnh dẫn đầu về chỉ số PAPI toàn quốc (xếp thứ 14/63 tỉnh thành); về Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI), Ninh Bình xếp thứ 19/63 tình thành, tăng 25 bậc so với năm 2022.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên thì cộng tác bảo vệ môi trường cũng còn một số tồn tại, hạn chế và nhiều thách thức như: Ninh Bình đang chịu ảnh hưởng rất lớn và chịu nhiều rủi rọ bởi tình trạng biến đổi khí hậu. Thời tiết ngày càng cực đoan, diễn biến phức tạp đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình. Để làm sáng tỏ hơn những vấn đề thực tiễn và đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn nữa để bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, đảm bảo đạt được mục tiêu của Tọa đàm GS. TS Lê Văn Lợi - PGĐ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đề nghị các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học, quý vị đại biểu tập trung thảo luận một số vấn đề sau:

Thứ nhất, phân tích, đánh giá kết quả của công tác tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội XIII về lĩnh vực bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, định hướng phát triển kinh tế xanh, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, các-bon thấp, khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn của các cấp ủy đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời gian qua.

Thứ hai, đánh giá vai trò và sự tham gia của các bên liên quan, nhất là của chính quyền cấp cơ sở, sự tham gia của người dân, của doanh nghiệp trong thực thi chính sách bảo vệ môi trường ở tại Ninh Bình thời gian qua. Đặc biệt cần làm rõ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình này; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của chính quyền cấp cơ sở và người dân, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách bảo vệ môi trường.

Thứ ba, Tập trung đánh giá một cách đầy đủ hiện trạng môi trường và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, các vùng xâm nhập mặn mạnh được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới và tác động rất lớn đến sinh kế việc làm bền vững của người dân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Thứ tư, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặc biệt vai trò của chính quyền cấp cơ sở và người dân, doanh nghiệp trong hoạch định và thực thi chính sách bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

GS. TS Lê Văn Lợi - PGĐ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tin tưởng rằng, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo tỉnh Ninh Bình, cùng các ý kiến tham luận của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà hoạt động thực tiễn trong nghiên cứu và xử lý các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu của địa phương, Toạ đàm khoa học “Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sẽ đạt nhiều kết quả tích cực.

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu đã được nghe Báo cáo đánh giá việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về bảo vệ môi trường, năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Theo đó, Qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025, công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ: các chính sách, chương trình, kế hoạch, quy định về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu được ban hành; Năng lực, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường được củng cố và tăng cường; nhận thức về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu các cấp, các ngành và nhân dân được nâng lên, chất lượng môi trường khu vực đô thị và nông thôn được nâng lên đáng kể, đặc biệt là việc triển khai các mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn đối với các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu, rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư cơ bản đã được thu gom, xử lý. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII: Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý hợp vệ sinh: tại đô thị đạt 92,5%, nông thôn 85% (hoàn thành chỉ tiêu đại hội đề ra: đô thị là 90%, nông thôn là 85%). Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: đối với KCN là 80%, CCN là 57,14% (chỉ tiêu đến năm 2025 là 100% các khu, cụm CN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường).

Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã có chuyển biến rõ nét; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường đã được hạn chế, tình trạng ô nhiễm môi trường từng bước được phối hợp kiểm soát; công tác BVMT được các cấp, các ngành và cộng đồng ngày càng quan tâm, các hoạt động quản lý Nhà nước về BVMT, ứng phó với biến đổi khí hậu được tăng cường nhất là công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về môi trường của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII: Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý hợp vệ sinh tại đô thị đạt 92,5%, nông thôn 85% (hoàn thành chỉ tiêu đại hội đề ra: đô thị là 90%, nông thôn là 85%). Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: đối với KCN là 80%, CCN là 57,14% (chỉ tiêu đến năm 2025 là 100% các khu, cụm CN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường).

Sau khi nghe báo cáo các đại biểu cùng các chuyên gia đã tham luận các vấn đề liên quan đến: Du lịch xanh gắn với bảo vệ môi trường tại tỉnh Ninh Bình; định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế ít các bon thấp trong lĩnh vực nông nghiệp; Ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hâu; Thành phố Ninh Bình với giải pháp bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu với mục tiêu xây dựng thành phố là đô thị “Văn hóa, sinh thái, thân thiện với môi trường”; Định hướng phát triển các mô hình khu công nghiệp sinh thái - Chính sách về khuyến khích đầu tư áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, những thuận lợi và khó khăn trong triển khai trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Công tác bảo vệ môi trường hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn tại Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình; Những dấu ấn của đoàn thanh niên đối với công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, trao đổi một số thông tin thực tiễn, đề xuất các giải pháp giúp Ninh Bình triển khai Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII về bảo vệ môi trường và nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đạt hiệu quả trong thời gian tới.

Minh Huế
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
1 2 3 4 5  ... 
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH