Ninh Bình: Giá trị sản xuất trên ha canh tác đạt 155 triệu đồng/năm
Lượt xem: 447
Năm 2023, giá trị sản xuất trên ha canh tác toàn tỉnh Ninh Bình đạt 155 triệu đồng, tăng gần 5 triệu đồng so với năm 2022. Đạt được kết quả trên là do năm qua, các cấp, các ngành đã triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo mọi thuận lợi để nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, qua đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho bà con.

3 năm trở lại đây nhiều nông dân ở huyện Yên Mô đã đầu tư lắp đặt hệ thống nhà lưới, nhà màng, kết hợp tưới tiết kiệm để trồng dưa vân lưới xanh, vàng cho hiệu quả kinh tế cao. 

 Trong trồng trọt, các địa phương đã quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung, phát triển các sản phẩm chủ lực gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ đáp ứng nhu cầu thị trường.

Nhằm tạo ra những nông sản hàng hóa đảm bảo chất lượng, 3 năm trở lại đây nhiều nông dân ở huyện Yên Mô đã đầu tư lắp đặt hệ thống nhà lưới, nhà màng, kết hợp tưới tiết kiệm để trồng dưa vân lưới xanh, vàng cho hiệu quả kinh tế cao. Ứng dụng mô hình này có thể sản xuất 4 vụ và trái vụ quanh năm, sản phẩm làm ra đến đâu được các siêu thị ký hợp đồng thu mua tới đó, bình quân 1 ha cho thu lãi trên 500 triệu đồng/năm.

Lĩnh vực chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Trong nuôi trồng thủy hải sản, tập trung phát triển đồng đều cả diện tích nuôi nước mặn, lợ và nước ngọt theo hướng công nghiệp, tạo sản phẩm có giá trị cao đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.Hoạt động sản xuất ngao giống, hàu giống, cua xanhđược mở rộng. Đến nay, toàn huyện Kim Sơn có trên 300trại sản xuất giống hàu, giống ngaođạtchất lượng tốt

Hiện toàn tỉnh có trên 4 nghìn ha lúa chất lượng cao sản xuất theo hướng hữu cơ, tập trung ở các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Hoa Lư với các giống lúa mang thương hiệu Ninh Bình như Nếp hạt cau, Nếp hương, Hương Bình… Một trong những giải pháp hiệu quả mà tỉnh đã triển khai trong năm qua đó là tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân chuyển đổi 325 ha cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản mang lại giá trị cao hơn 3-4 lần so với sản xuất lúa.

Để hoàn thành mục tiêu năm 2024 giá trị sản xuất trên ha canh tác đạt 160 triệu đồng, Ninh Bình tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp theo lợi thế từng tiểu vùng sinh thái, các sản phẩm chủ lực, đặc sản, đặc hữu, sản phẩm OCOP. Chú trọng nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, đặc biệt là chế biến sâu, chế biến công nghệ cao gắn với thị trường tiêu thụ, giúp bà con yên tâm sản xuất và ổn định thu nhập, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển./.

Theo nbtv.vn
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH