Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tháng Một năm nay ước tính tăng 10,87% so với cùng kỳ năm trước
Lượt xem: 280
Theo thông tin từ Cục Thống kê, kết quả sản xuất công nghiệp tháng 01- 2024 có tốc độ tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước một mặt do tháng Một năm nay các doanh nghiệp có thời gian hoạt động sản xuất dài hơn năm trước (tháng Một năm 2023 có thời gian trùng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán), mặt khác do năng lực mới tăng được bổ sung vào nền kinh tế của tỉnh từ tháng 5- 2023 (nhà máy sản xuất nến nghệ thuật, nhà máy tái chế giấy phế liệu) cũng đã góp phần vào kết quả tăng trưởng chung của ngành công nghiệp trong các tháng cuối năm 2023 và tháng 1- 2024.
anh tin bai

Sản xuất thú nhồi bông xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tháng Một năm nay ước tính tăng 10,87% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, ngành khai khoáng tăng 32,65%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,70%; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 49,33%; ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý rác thải, nước thải tăng 4,44%. So với tháng trước (tháng 12/2023), chỉ số IIP toàn tỉnh tháng này giảm 6,74%. Trong đó ngành khai khoáng giảm 23,81%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,57%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 9,17%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý, xử lý rác thải, nước thải giảm 0,74%. Giá trị sản xuất: Tính theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh trong tháng Một ước đạt 8.641,1 tỷ đồng, tăng 13,0% so với tháng 01/2023. Trong đó: Khai khoáng ước đạt 54,9 tỷ đồng, tăng 16,5%; công nghiệp chế biến, chế tạo 8.456,5 tỷ đồng, tăng 12,7%; sản xuất và phân phối điện 102,6 tỷ đồng, tăng 51,7%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 27,1 tỷ đồng, tăng 7,3%. Sản phẩm công nghiệp chủ yếu: Trong tháng Một năm 2024 một số sản phẩm công nghiệp có sản lượng sản xuất tăng khá so với cùng tháng năm trước là: Đá các loại 0,3 triệu m3 , tăng 31,5%; ngô ngọt đóng hộp 0,4 nghìn tấn, tăng 4 80,3%; nước khoáng không có ga 0,3 triệu lít, tăng 17,2%; hàng thêu 68,0 nghìn m2 , gấp 2,6 lần; quần áo các loại 5,7 triệu cái, tăng 33,2%; giày dép các loại 5,5 triệu đôi, tăng 40,0%; phân NPK 7,0 nghìn tấn, tăng 27,3%; phân lân nung chảy 12,1 nghìn tấn, tăng 5,2%; linh kiện điện tử 9,0 triệu cái, tăng 28,6%; kính máy ảnh 0,2 triệu cái, gấp 3,1 lần; đồ chơi hình con vật 2,0 triệu con, gấp 2,0 lần; điện sản xuất 79,9 triệu Kwh, tăng 78,7%;...

Bên cạnh đó, một số sản phẩm có mức sản xuất giảm sút như: Dứa đóng hộp 0,6 nghìn tấn, giảm 3,9%; thức ăn cho gia súc 1,5 nghìn tấn, giảm 34,2%; phân Ure 40,3 nghìn tấn, giảm 0,5%; xi măng (kể cả clanke) 0,5 triệu tấn, giảm 3,4%; modul camera 14,7 triệu cái, giảm 16,0%; tai nghe điện thoại di động 60,0 nghìn cái, giảm 89,7%; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên 3,4 nghìn chiếc, giảm 21,1%; xe ô tô chở hàng 193 chiếc, giảm 77,5%; ghế ngồi dùng cho xe có động cơ 17,4 nghìn chiếc, giảm 8,9%; cần gạt nước ô tô 0,5 triệu cái, giảm 4,1%; búp bê 12,9 triệu con, giảm 26,4%…

Sản lượng tồn kho một số sản phẩm công nghiệp đến 31/12/2023 là: Giày, dép 3,0 triệu đôi; đạm urê 38,2 nghìn tấn; phân NPK 23,5 nghìn tấn; phân lân nung chảy 19,9 nghìn tấn; kính xây dựng 71,2 nghìn tấn; xi măng 46,0 nghìn tấn; thanh, que sắt hoặc thép không hợp kim, được cán nóng 12,1 nghìn tấn; bản vi mạch điện tử 19,5 triệu chiếc; modul camera 18,6 triệu cái; xe ô tô lắp ráp 1.742 chiếc...

Mặc dù kết quả sản xuất công nghiệp tháng Một có mức tăng cao so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp tác động đến tình hình trong nước. Do vậy hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức khi sức mua cả thị trường quốc tế và trong nước vẫn chậm hồi phục nhất là trong lĩnh vực lắp ráp ô tô và sản xuất linh kiện điện tử là ngành công nghiệp trọng điểm của tỉnh Ninh Bình.

CTV Kim Oanh
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH