Hội nghị toàn quốc chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”
Lượt xem: 205
Chiều 14/5, tại điểm cầu Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp”. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; đại diện các Hiệp hội ngành hàng, HTX, doanh nghiệp Việt Nam.

Tại điểm cầu Ninh Bình, dự hội nghị có đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh. Cùng dự có lãnh đạo đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị có liên quan; đại diện một số doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh.

anh tin bai

Hình ảnh tại điểm cầu Ninh Bình

Báo cáo tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Vấn đề an ninh lương thực và phát triển bền vững đã và đang là một vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với nền nông nghiệp thế giới. Trước các thách thức liên quan đến vấn đề gia tăng nhân khẩu; khan hiếm tài nguyên thiên nhiên; biến đổi khí hậu và lãng phí thực phẩm nền nông nghiệp đòi hỏi phải nỗ lực sáng tạo dựa trên thành tựu của Cách mạng công nghệ 4.0 để định hình chuỗi giá trị và sản suất cung ứng các sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng và tích hợp các công nghệ số vào các hoạt động của chuỗi giá trị các ngành hàng nông nghiệp để gia tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất và đảm bảo môi trường sinh thái tự nhiên thân thiện thì ngành nông nghiệp trên toàn thế giới cần được chuyển đổi số mạnh mẽ hơn để bắt kịp với xu thế các ngành, lĩnh vực khác.

Hiện nay, công cuộc chuyển đổi số đang diễn ra trên thế giới với tốc độ cao, mở cánh cửa để các nước tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Một số quốc gia trên thế giới đã sớm đưa ra những chiến lược, chương trình hành động cụ thể với sự quyết tâm cao. Hiện Việt Nam mới bắt đầu những bước đi đầu tiên trên con đường chuyển đổi số để đưa nền kinh tế bước vào kỷ nguyên số vì vậy việc học tập, áp dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước trên thế giới là cần thiết để rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi số nông nghiệp, nông thôn.

Trước bối cảnh và xu hướng của thế giới, năm 2024 được xác định là năm “Phát triển kinh tế số với 04 trụ cột công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số - Động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Quốc hội và Chính phủ đã nỗ lực hoàn thiện nhiều chính sách, pháp luật thúc đẩy ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT và chuyển đổi số, để những chính sách, pháp luật được thực thi hiệu quả, sớm đi vào thực tiễn. Ngành Nông nghiệp và PTNT cũng đã mạnh dạn đổi mới tư duy, cách thức, thực hiện xây dựng, tổ chức triển khai có hiệu quả nhiều đề án, chương trình, cơ chế, chính sách quan trọng cho phát triển ngành nông nghiệp; trong đó, đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp tạo ra giá trị gia tăng cho các chuỗi ngành hàng nông sản; việc số hóa, ứng dụng CNTT, công nghệ số để nâng cao giá trị kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp được triển khai mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả tích cực. Việc thực hiện số hóa, chuyển đổi số thông qua các công nghệ số vào các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản đã được doanh nghiệp, người dân quan tâm thực hiện.

Hàng chục vạn nông dân trên cả nước đã và đang ứng dụng có hiệu quả công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp. Với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng và sự mạnh dạn, quyết đoán của những “nông dân 4.0”, việc thực hiện chuyển đổi số bước đầu đã được áp dụng trong ngành nông nghiệp ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, mang lại những kết quả hết sức khả quan. Nhiều chương trình, phần mềm quản trị vườn trồng, nông nghiệp chính xác được áp dụng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên (nước, phân bón...) để dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, tạo ra nhiều cơ hội tăng năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.

Thống kê từ các địa phương cho thấy, đến tháng 12/2023 đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử và hàng nghìn giao dịch điện tử đã được thực hiện cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp. Khảo sát của Hiệp hội Crop Life châu Á, gần 50% nông dân trồng lúa, cây ăn quả và rau của Việt Nam được hỏi cho biết họ muốn áp dụng số hóa trong nông nghiệp. So với 3 quốc gia ASEAN trong cùng khảo sát, Việt Nam là nước có tỷ lệ cao nhất. Điều đó cho thấy nông dân Việt Nam quan tâm đến số hóa nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực. Tuy vậy, việc xây dựng nông thôn số, nông dân số ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, kết quả đạt được mới chỉ là bước đầu.

Bên cạnh những kết quả rất đáng tự hào, song sự tăng trưởng nông nghiệp trong thời gian qua chủ yếu theo chiều rộng như thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên các yếu tố đầu vào truyền thống cho sản xuất và nguồn lực tự nhiên cao, đồng thời sau một thời gian dài phát triển còn bộc lộ những khó khăn, hạn chế chưa được khắc phục như: sản xuất mạnh mún, thông tin “mù mờ”, quản lý nuôi, trồng và truy xuất nguồn gốc nông sản còn ở mức độ thấp, công tác dự báo rủi ro thiên tai, dịch bệnh và thị trường còn hạn chế; mức độ áp dụng khoa học công nghệ nhất là công nghệ cao, mới trong nông nghiệp còn thấp và thiếu đồng bộ; kết nối giữa các thành phần trong chuỗi giá trị nông nghiệp yếu và rời rạc; kinh tế số nông nghiệp chưa phát triển đúng tiềm năng; việc ứng dụng các công nghệ cao, công nghệ tiên tiến dựa trên số hóa và kết nối tạo ra các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh còn rất hạn chế. Vì vậy, mô hình tăng trưởng nông nghiệp như hiện nay mới chỉ tạo ra được khối lượng nhiều nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao.

Do đó, việc áp dụng đường lối phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, sự phát triển rực rỡ của các công nghệ số mới sẽ là những nhân tố, giải pháp tổng thể và triệt để khắc phục những hạn chế mà nền nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu, để làm được điều đó, Nông nghiệp Việt Nam cần thực hiện số hóa dữ liệu ngành bằng cách đẩy mạnh phát triển các nền tảng số, ứng dụng số, hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, rừng, thủy sản, thủy lợi, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, thị trường,... kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, trung tâm dữ liệu quốc gia một cách thống nhất, đồng bộ từ đó làm cơ sở cho việc phân tích, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư cho chuyển đổi số, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác phục vụ chỉ đạo điều hành và phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp; thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng xuất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số; ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh, quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm. Xem xét thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, cung ứng, phân phối, dự báo nông sản, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, thực hiện chuyển đổi số mạnh mẽ trong công tác quản lý để có các chính sách, chỉ đạo điều hành kịp thời phục vụ phát triển nông nghiệp dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch và ra quyết định nhanh. Ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động phát triển kinh kế số và xã hội số của ngành theo hướng nông nghiệp số, nông thôn số, nông dân số góp phần giúp thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp, văn minh góp phần quan trọng bảo đảm an ninh lương thực, phát triển ngành nông nghiệp xanh, bền vững, tập trung vào cải thiện năng suất, hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc, giảm phát thải.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung tham luận làm rõ hơn những kết quả đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp giúp thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp một cách mạnh mẽ đột phá hơn nữa trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang điểm lại một số kết quả nổi bật  của ngành nông nghiệp trong thời gian qua đã tạo cảo hứng rất lớn cho những thành tựu ngày hôm nay và nỗ lực trong tương lai; qua đó, góp phần đảm bảo an ninh lương quốc gia. Đồng thời, Phó Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những kết quả cùng sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành trung ương và địa phương trong thực hiện chuyển đổ số ngành nông nghiệp. 

 Để thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp một cách mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính để tạo hành lang pháp lý, thuận lợi cho người dân doanh nghiệp; đảm bảo hạ tầng số; số hóa giữ liệu cũng như hợp nhất hệ thống thông tin dữ liệu trong nông nghiệp để đản bảo thông tin an toàn dễ khai thác; nghiên cứu phát triển cơ sở dữ liệu riêng cho ngành nông nghiệp; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ cho doanh nghiệp và nông dân có thể tiếp cận áp dụng và ứng dụng có hiệu quả công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp. Với phương thức và cách làm đúng, cùng sự nỗ lực quyết tâm cao nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tin tưởng rằng việc số hóa ngành nông nghiệp sẽ dành được nhiều thắng lợi trong thời gian tới.

Minh Huế
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH