Triển khai các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt ở Ninh Bình
Lượt xem: 70

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngày 06/01/ 2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) với mục tiêu ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp Chương trình Chuyển đổi số quốc gia; các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được ban hành, việc kết nối, chia sẻ và khai thác thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu chuyên ngành và hệ thống thông tin khác đã được nghiên cứu, hướng dẫn, triển khai.

Tại tỉnh Ninh Bình, thực hiện sử chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ , ngành Trung ương và UBND tỉnh, thời gian qua ngành Lao động - Thương binh Xã hội của tỉnh Ninh Bình đã triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cho Người có công, người hưởng trợ cấp Bảo trợ xã hội trên địa bàn.

Tổng số đối tượng an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh 69.577 đối tượng; số đối tượng đã thực hiện rà soát 69.577/69.577 đối tượng, (đạt 100%), trong đó 18.244 đối tượng có tài khoản, 18.244 đối tượng được chi trả qua tài khoản, tổng số tiền chi trả qua tài khoản 14.014.322.000 đồng.

Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, Công an xã, phường thị trấn đã rà soát làm sạch đối với dữ liệu người hưởng lương hưu được Cục C06, Bộ Công an cung cấp danh sách 10.776/23.018 (46,8%), Bảo hiểm xã hội đã triển khai việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM cho 9.422 trường hợp, đang tiếp tục phối hợp Công an tỉnh làm sạch 36.339 dữ liệu người hưởng lương hưu sai lệch so với dữ liệu dân cư .

 Đến nay 100% các cơ sở khám chữa bệnh đã thực hiện các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân như: mã QR code hoặc phương thức Mobile money và thẻ POS liên kết với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh có 320/320 cơ sở giáo dục công lập thực hiện thanh toán học phí không dùng tiền mặt (trừ các trường tiểu học), đạt tỷ lệ 100%; có 462/465 cơ sở giáo dục công lập thực hiện thanh toán các khoản dịch vụ giáo dục không dùng tiền mặt, đạt 99,4%.

Tuy nhiên quá trình triển khai vẫn còn tồn tại, vướng mắc: Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các đối tượng an sinh xã hội, chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH còn đạt tỷ lệ thấp, nguyên nhân: Số đối tượng nhóm an sinh xã hội khó khăn trong việc đi lại, tuổi cao, sức yếu hạn chế trong tiếp cận công nghệ, số tiền hưởng trợ cấp hàng tháng của các đối tượng, đặc biệt là đối tượng bảo trợ thấp. Nhiều người cao tuổi không có con cháu ở cùng, không có người để ủy quyền tài khoản...  

Kim Duyên
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH