Tìm hiểu về Logo của chương trình OCOP
Lượt xem: 51
Logo của chương trình OCOP
 

Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.

Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững

Chữ O màu đỏ: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.

Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.

Logo chương trình OCOP

Các chủ thể của chương trình

– Các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh

– Đối với nhóm sản phẩm du lịch công đồng, du lịch sinh thái và du lịch ngoài các đối tượng trên có thể bao gồm các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc các tổ chức tương đương

Như thế nào được gọi là sản phẩm OCOP?

Trước tiên sản phẩm OCOP phải thuộc nhóm 6 sản phẩm sau:

(1) Nhóm sản phẩm Thực phẩm: Nông sản tươi sống, nông sản chế biến và các thực phẩm khác

(2) Nhóm sản phẩm Đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn

(3) Nhóm sản phẩm dược liệu gồm: Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và cá loại liệu khác

(4) Nhóm sản phẩm Vải và may mặc gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi

(5) Nhóm sản phẩm Lưu niệm – nội thất – trang trí gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại ….làm đồ lưu niệm, gia dụng.

(6) Nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

1. Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP

Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:

– Công tác đánh giá cấp huyện

– Công tác đánh giá cấp tỉnh

– Công tác đánh giá tại cấp trung ương

Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan và mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.

>> Mời bạn xem thêm chia sẻ: chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm OCOP

2. Chu trình OCOP quốc gia thường niên

Quy trình OCOP quốc gia

Hồ sơ tài liệu chuẩn bị quá trình đánh giá sản phẩm OCOP

Hồ sơ bắt buộc sẽ bao gồm:

– Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm,

– Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu

– Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm

– Giấy đăng ký kinh doanh

– Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)

– Sản phẩm mẫu

Tài liệu chứng minh bổ sung

Giấy đủ điều kiện sản xuất, Công bố chất lượng sản phẩm, Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố…

Đây là những giấy tờ rất quan trọng và gần như phải có để có thể tiến xa hơn, đặc biệt là với các sản phẩm thực phẩm, nông sản muốn đạt 4 hoặc 5 sao bắt buộc phải có các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 22000, HACCP, chứng nhận VietGAP, nông nghiệp hữu cơ …

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) có dịch vụ trọn gói hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận ISO 22000:2018 và các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 14001, VietGAP, nông nghiệp hữa cơ… và các thủ tục Công bố chất lượng sản phẩm, hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm…

Cổng TTĐT tỉnh
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH