Sản xuất lúa hữu cơ hướng đến nền nông nghiệp xanh
Lượt xem: 97
anh tin bai

Theo Cục Chất lượng, chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có 62 địa phương trong cả nước tham gia sản xuất nông nghiệp hữu cơ hoặc đang chuyển đổi sang canh tác hữu cơ. Tổng diện tích đất nông nghiệp hữu cơ hơn 175 nghìn ha, trong đó trồng trọt 63.536 ha, nuôi trồng thủy sản hữu cơ 100.000 ha...

Những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã triển khai một số dự án sản xuất lúa hữu cơ tại các địa phương bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Mô hình sử dụng phân bón hữu cơ nano và chế phẩm sinh học trong sản xuất rau, lúa an toàn tại Hà Nội và Hải Dương với diện tích 80 ha lúa đang cho hiệu quả tốt.

Qua thống kê, lúa trong mô hình đạt năng suất 6,38 tấn/ha, hiệu quả tăng 10% so với sản xuất đại trà. Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ được triển khai tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị với diện tích 240 ha. Với việc áp dụng quy trình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, sử dụng chế phẩm sinh học, tạo ra sản phẩm lúa, gạo an toàn, tăng lợi nhuận cho nông dân so với sản xuất lúa đại trà khoảng 20%...

Nhiều địa phương đã quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn và khuyến khích sản xuất lúa hữu cơ, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng người sản xuất, doanh nghiệp; số lượng các mô hình sản xuất và liên kết sản xuất, tiêu thụ ngày càng nhiều, giúp cho diện tích lúa hữu cơ tăng nhanh. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi sang canh tác lúa hữu cơ không phải ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của nông dân do còn nhiều khó khăn.

Ðể sản xuất lúa hữu cơ được mở rộng và phát triển bền vững, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân nhằm thay đổi nhận thức sản xuất, sử dụng nông sản hữu cơ, sạch, an toàn; vận động, hướng dẫn người dân chuyển đổi tập quán canh tác từ sản xuất vô cơ sang sản xuất hữu cơ; mở rộng và phát triển các chuỗi giá trị trong sản xuất lúa hữu cơ; xây dựng cánh đồng hữu cơ có giấy chứng nhận để nâng cao chất lượng và giá trị; có chính sách phù hợp phát triển lúa hữu cơ; tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định sản phẩm gạo hữu cơ cho nông dân; chuyển giao quy trình sản xuất lúa hữu cơ cho bà con...

Hiện nay, xu hướng của nước ta đang tiến tới nền nông nghiệp xanh, sạch. Vì vậy, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ là một trong những giải pháp để đạt tới xu hướng này. Nhưng để làm được điều đó, ngoài việc tuyên truyền thay đổi tập quán canh tác của người dân thì các địa phương cũng cần có cơ chế nhằm kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp để triển khai rộng khắp và có hiệu quả cao. Bởi chính doanh nghiệp giúp người dân tiếp cận khoa học kỹ thuật, vật tư đầu vào cũng như bao tiêu sản phẩm đầu ra. Nếu doanh nghiệp đồng hành với người sản xuất, chắc chắn người dân sẽ yên tâm sản xuất và bảo đảm hướng đến sản phẩm sạch.

Cổng TTĐT tỉnh
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH