Hoa Lư: Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội qua hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới
Diện mạo huyện Hoa Lư có nhiều đổi mới
Trong những năm qua, Đảng
bộ, chính quyền huyện Hoa Lư luôn quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của
Đảng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của nhân
dân trong huyện, tạo sự đồng thuận trong xã hội, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong từng
giai đoạn cách mạng, từng bước đưa quê hương bước vào thời kỳ đổi mới.
Kế thừa và phát huy truyền
thống lịch sử, cách mạng, trên cơ sở các cơ chế, chính sách hiện có của Trung
ương và của tỉnh, Ban Chỉ đạo và UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện có
hiệu quả: Cơ chế lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn; chính sách hỗ
trợ lãi vay tín dụng phục vụ phát triển sản xuất; hỗ trợ sản xuất lúa chất
lượng cao, sản xuất lúa - cá; các mô hình sản xuất tiên tiến: Dê núi, cá rô Tổng
Trường, cá trầu tiến vua, măng tây, sen Nhật, rau an toàn…; dồn điền đổi thửa;
cơ chế, chính sách để huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực ngoài ngân sách
nhà nước, nhất là huy động từ người dân; thực hiện tốt chính sách ứng dụng
khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chính sách khuyến khích và hỗ
trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và đầu tư vào sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chính sách liên kết hợp tác đa dạng giữa hộ nông
dân với doanh nghiệp với đối tác kinh tế khác; qua đó, sau 35 năm thực hiện
công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của huyện có bước phát triển vượt bậc, đáng
khích lệ.
Đến nay, kinh tế huyện tiếp
tục tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 9,0% ; thu ngân sách từ thuế,
phí, lệ phí bình quân hàng năm đạt gần 110 tỷ đồng. Sản xuất công nghiệp -
tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh doanh thu hàng năm ước đạt 6 nghìn tỷ
đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt trên 2,3 nghìn tỷ đồng, riêng
doanh thu du lịch đạt trên 1000 tỷ đồng, khách du lịch: đạt bình quân 5-6 triệu
lượt khách (trong điều kiện bình thường) . Sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản có
nhiều tiến bộ: Sản lượng lương thực có hạt vẫn được duy trì ở mức 34 nghìn
tấn, giá trị sản phẩm trên 01 ha đất canh tác đạt 141 triệu đồng/ha; sản
xuất lúa chất lượng cao và mô hình cánh đồng mẫu vừa và lớn được mở rộng chiếm
trên 70% diện tích gieo cấy, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất tiên tiến
mang lại hiệu quả kinh tế cao như: nuôi cá rô Tổng Trường, trồng sen Nhật, sen
giống mới….
Kinh tế nông thôn chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ; các làng nghề truyền thống như
chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren được duy trì và mở rộng, tạo thêm nhiều việc làm tại
chỗ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh giảm nghèo ở nông thôn:
Tính đến hết năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 64,8 triệu đồng/người/năm,
tăng gần 34,7 triệu đồng/người/năm so với năm 2015 (34,1 triệu đồng/người/năm);
Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm; cơ
cấu lao động có bước chuyển biến tích cực, tiên tiến: Lao động nông nghiệp chỉ
còn 30,53%; lao động tiểu thủ công nghiệp chiếm 41,73% và thương mại, dịch vụ
du lịch chiếm 27,48%.
Trong quá trình thực hiện
công cuộc đổi mới, huyện Hoa Lư luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,
tạo điều kiện của Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, cụ thể, sâu sát
của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, với quyết tâm và động lực, phát huy thế mạnh, huyện
Hoa lư đã nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện: Về công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp: Toàn huyện có trên 600 doanh nghiệp và 2.540 cơ sở sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và 02 cụm công nghiệp Đá mỹ nghệ Ninh
Vân và thêu ren Ninh Hải. Về du lịch, dịch vụ phát triển mạnh mẽ với khoảng
3.601 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ; trên 500 nhà hàng, khách sạn đang
hoạt động có hiệu quả, thu hút được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài
đến thăm quan, du lịch. - Là huyện ven đô nằm trong quy hoạch phát triển đô thị
Ninh Bình nên việc huy động nguồn lực từ đấu giá trị quyền sử dụng đất phục
vụ xây dựng nông thôn mới có nhiều thuận lợi, khả năng thanh toán đầu tư xây dựng
nông thôn mới cao hơn các huyện khác trong tỉnh.
Song song với phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, công tác an sinh xã hội được đảm
bảo, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, việc đầu tư và nâng cấp kết cấu hạ tầng
nông thôn được quan tâm, hệ thống đường giao thông các xã, thị trấn được cứng
hoá; 100% xã có hệ thống lưới điện quốc gia; các công trình thủy lợi, đê điều
được quan tâm đầu tư nâng cấp cơ bản đáp ứng được 3 yêu cầu sản xuất, dân
sinh và phòng, chống lụt bão. Đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng nâng
cao: 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 54,54% trường Mầm Non, 100% trường
Tiểu học, 45,45% trường THCS đạt chuẩn mức độ 2; 100% số xã có điểm bưu điện
văn hóa có người phục vụ; 98,27 % dân cư nông thôn sử dụng nước máy, 100% số
thôn, xóm có nhà văn hoá, tỷ bệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 96%; tỷ lệ hộ nghèo
giảm chỉ còn 1,03%. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được đẩy
mạnh, hàng năm đã phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức thành công Lễ hội
truyền thống cố đô Hoa Lư, để lại ấn tượng tốt đẹp cho nhân dân và du khách,
góp phần quảng bá du lịch Hoa Lư, Ninh Bình.
Những kết quả tích cực mà
huyện Hoa Lư đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội qua hơn 35 năm thực hiện
công cuộc đổi mới khẳng định sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ, HĐND, UBDN tỉnh có tính
chất quyết định, dẫn dắt toàn bộ quá trình hoạch định chiến lược phát triển của
tỉnh trong dòng chảy chung của sự nghiệp đổi mới. Đây là cơ sở vững chắc, là niềm
tin, động lực lớn để Đảng bộ, quân và dân huyện Hoa Lư tiếp tục vững bước trong
chặng đường mới, khơi thông nguồn lực cho phát triển, thực hiện thắng lợi
những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đóng góp chung vào sự phát triển của tỉnh.