Ninh Bình: Tháo gỡ các điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 và Chỉ thị số 18/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ
Lượt xem: 106
Qua 01 năm triển khai, thực hiện công văn số 452/TTg-KSTT ngày 23/5/2023 về tháo gỡ các điểm nghẽn trong triển khai Đề án 06 và Chỉ thị số 18/CT- TTg ngày 30/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã đạt được những kết quả nổi bật làm tiền đề, nền tảng vững chắc cho việc triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số tại địa phương. Với quyết tâm cao Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Tổ công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh đã thống nhất quan điểm, chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, vướng mắc để tổ chức, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án 06 theo chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ, ngành, đến nay đã đảm bảo tiến độ đề ra, nổi bật như:
anh tin bai

Ảnh minh họa

Tháng 4 năm 2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 17- CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2023 và những năm tiếp theo. Tháng 7 năm 2023, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 96/2023/NQ-HĐND quy định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Đến tháng 4 năm 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Đề án chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2024 - 2025 tại Nghị quyết số 23/NQ- HĐND, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch, quyết định phân bổ kinh phí cho các nhiệm vụ trực tiếp hoặc liên quan lồng ghép Đề án 06 là gần 130 tỷ đồng.

Về pháp lý: tỉnh đã tổ chức thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) để triển khai Đề án 06, với tổng số 26 văn bản QPPL (24 văn bản của Trung ương và 02 văn bản do địa phương ban hành có nội dung liên quan đến Đề án 06), đảm bảo tính kịp thời, khả thi trong tổ chức thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo tiến độ và yêu cầu triển khai đối với việc thực hiện 53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và theo Quyết định số 422/QĐ-TTg, ngày 4/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh ban hành Quyết định 808/QĐ-UBND ngày 29/9/2023 công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình, danh mục dịch vụ công trực tuyến một phần, danh mục dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Ninh Bình với 445 thủ tục hành chính (TTHC) đáp ứng yêu cầu triển khai tái cấu trúc, xây dựng dịch vụ công trục tuyến một phần và 1.151 TTHC toàn trình.

Về hạ tầng: tiến hành nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được phê duyệt Hồ sơ cấp độ 3, đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh của Bộ Thông tin và Truyền thông; đã xác thực 383.380 yêu cầu để tra cứu, xác thực thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; từ tháng 6 năm 2023, Kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đưa vào sử dụng, khai thác, kết nối vói cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp trong giải quyết, thực hiện TTHC.

Từ tháng 6 năm 2023 đến nay, tỉnh đã mở 16 lớp tập huấn, cập nhật kỹ năng số, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn tuyên truyền Luật Căn cước 2023, cho các thành viên các tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ công tác triển khai Đề án 06 ở cấp huyện, cấp xã, các thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Đã triển khai có hiệu quả 43 Mô hình ứng dụng các tiện ích của định danh điện tử (VNelD) trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đời sống xã hội, có 13 mô hình đạt hiệu quả cao như: Mô hình thông báo lưu trú qua phần mềm ASM tại cơ sở kinh doanh lưu trú; Mô hình phản ánh tình hình an ninh trật tự từ tài khoản định danh điện tử VNelD; Mô hình khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân...

Tổ công tác triển khai Đề án 06 của tỉnh tích cực chỉ đạo Cục Thuế tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Ninh Bình và Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh việc kết nối, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến lĩnh vực thuế, thương mại điện tử trên cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh. Đến nay, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã hoàn thành kết nối với 22 hệ thống cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành và chỉ sử dụng tài khoản VNelD trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công (cho đối tượng là cá nhân); sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ theo Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện tái cấu trúc quy trình giải quyết thủ tục hành chính, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết, số hoá 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính, khai thác hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao trách nhiệm cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ về công nghệ thông tin, kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, thôn xóm, tổ dân phố tham gia thực hiện Đề án 06; đẩy mạnh các giải pháp thường xuyên làm sạch dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” và hoàn thành xây dựng các cơ sở dữ liệu nhất là: Cơ sở dữ liệu về hộ tịch, đất đai, người lao động.....; ứng dụng rộng rãi các tiện ích của định danh điện tử (VNelD), Căn cước công dân thẻ chip trong thực hiện thủ tục hành chính và trong đời sống xã hội phục vụ người dân, doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực thương mại điện tử, chống thất thu thuế, đảm bảo an ninh tiền tệ.

An Na
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH