Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024
Lượt xem: 154
Sáng 10/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì Hội nghị toàn quốc về công phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
anh tin bai

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Ninh Bình 

Dự tại điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy,  Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và UBND các huyện thành, phố.

Theo báo cáo của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, năm 2023, ở nước ta, xảy ra thời tiết cực đoan trên các vùng miền với 1.964 trận thiên tai (21/22 loại hình). Mặc dù cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã vào cuộc triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nhưng thiệt hại về người và tài sản vẫn ở mức lớn. Theo thống kê của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, tại Việt Nam trong năm 2023, thiên tại đã làm 1.129 người chết, mất tích, thiệt hại về kinh tế ước tính trên 9.324 tỷ đồng. Từ đầu năm 2024, thiên tai đã làm 14 người chết, mất tích, thiệt hại vật chất ước tính trên 399 tỷ đồng.

Năm 2023, các bộ, ngành, địa phương đã điều động 204.507 lượt người/23.132 lượt phương tiện ứng phó, xử lý hiệu quả 4.336 vụ, cứu được 3.968 người, 207 phương tiện; hướng dẫn, hỗ trợ di dời 962.933 người, 201.799 phương tiện từ nơi nguy hiểm về nơi an toàn; đã kêu gọi, kiểm đếm, hướng dẫn cho 328.227 tàu/1.608.015 lao động biết diễn biến, hướng di chuyển của bão, ATNĐ để chủ động phòng tránh; tổ chức xử lý các sự cố lớn như cháy chung cư mini tại Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội; cứu nạn các ngư dân trên 02 tàu cá Quảng Nam bị chìm ngày 17/10, tàu cá Quảng Ngãi bị đâm va ngày 21/4,...đã cung cấp kịp thời các bản tin dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo về các hiện tượng thời tiết nguy hiểm phục vụ công tác chỉ đạo, phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Các địa phương tổ chức lắp đặt bổ sung các trạm đo mưa tự động phục vụ công tác dự báo, cảnh báo thiên tai (tổng số trạm chuyên dùng đến tháng 3/2024 là 2.552 trạm).

 Theo nhận định tình hình thiên tai và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 7- 9/2024, hiện tượng ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina. Số lượng bão và ATNĐ trên biển Đông xấp xỉ trung bình nhiều năm (khoảng 11-13 cơn trên biển Đông; 05-07 cơn đổ bộ vào đất liền), tập trung nhiều vào nửa cuối mùa mưa bão; lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và các sông suối nhỏ Bắc Bộ ở mức BĐ2-3; nguy cơ ngập lụt tại các đô thị, thành phố lớn do mưa lớn cục bộ; lũ quét, sạt lở đất nguy cơ cao xuất hiện tại các tỉnh khu vực vùng núi.

Hội nghị đã tập trung đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới cũng như các giải pháp lâu dài trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Đối với Ninh Bình, trong năm 2023 chịu ảnh hưởng của 20 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường; xảy ra 03 đợt rét đậm, rét hại; xảy ra 09 đợt nắng nóng diện rộng đặc biệt là đợt nắng nóng từ ngày 05 - 06/5 tại Cúc Phương 40,40 C, Ninh Bình 40,60 C, Nho Quan 420 C; xảy ra 6 đợt mưa vừa và mưa to diện rộng đã gây úng ngập lúa mùa, hoa màu, thủy sản và các hộ gia đình tại các thôn ngoài đê thuộc huyện Gia Viễn. Ước tính thiệt hại khoảng 6.410 triệu đồng.

Năm 2024, để chủ động ứng phó với thiên tai, các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh sẽ tập trung củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp theo quy định; triển khai Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia; rà soát, cập nhật, bổ sung kế hoạch Phòng chống thiên tai, phương án ứng phó ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai; Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, nâng cao năng lực Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy các cấp; Tiếp tục triển khai, thực hiện Chỉ thị số 42/CT-TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ; Xây dựng kế hoạch thu, chi có hiệu quả Quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định tại Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ; Tăng cường hoạt động thông tin truyền thông, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó với các loại hình thiên tai phổ biến (nhất là bão, áp thấp nhiệt đới mưa lũ, sạt lở đất) bằng nhiều hình thức, bảo đảm thông tin về thiên tai đến được người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng; Tổ chức chỉ đạo, chỉ huy triển khai các biện pháp ứng phó với các trận thiên tai lớn; Huy động và triển khai nguồn lực để khắc phục hậu quả thiên tai.

An Na
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH