Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Lượt xem: 609
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có thông báo và hướng dẫn việc đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trong đó yêu cầu đối với nội dung đề xuất đề tài, dự án thuộc Chương trình như sau: 

Các nhiệm vụ khoa học đề xuất triển khai thực hiện phải bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII và các Nghị quyết về phát triển kinh tế vùng của Bộ Chính trị… theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh"; các nội dung, nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022…, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và 06 chương trình chuyên đề đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2025, theo hướng phát triển toàn diện, bền vững gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, vì lợi ích của người dân, trong đó tập trung vào một số nội dung: 

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nhất là các cơ chế chính sách phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, kinh tế xanh, nông thôn thông minh…

Đề xuất được các giải pháp khoa học, công nghệ thực hiện các nội dung: Phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế nông thôn, kinh tế tuần hoàn, công nghệ thực phẩm nông nghiệp; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; bảo vệ môi trường và cảnh quan nông thôn; phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới; phát triển du lịch nông thôn; giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn; nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở; giải pháp quản trị và kết nối các cộng đồng cư dân nông thôn…

Xây dựng và nhân rộng được các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn phù hợp với điều kiện đặc thù, phát huy được thế mạnh của từng địa phương, vùng, miền trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ; các dự án kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp và nguồn tài nguyên tái tạo; thúc đẩy liên kết sản xuất và phát triển thị trường theo chuỗi giá trị nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và sản phẩm đặc thù địa phương; khuyến khích các đề tài, dự án phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm.

Các đề tài, dự án thuộc Chương trình giai đoạn 2021-2025 được triển khai phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trực tiếp giải quyết những vấn đề cấp thiết gắn với tính đặc thù và phù hợp với điều kiện của các địa phương và huy động được sự tham gia của các bộ, ngành trung ương để giúp các địa phương; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng, người dân tham gia thực hiện; xây dựng các phong trào, mô hình khởi nghiệp sang tạo trong nông thôn... Chú trọng triển khai các mô hình, dự án có tính mới, khả năng ứng dụng và tính lan tỏa cao trong thực tiễn; phù hợp để phát triển và nhân rộng; ưu tiên các mô hình, dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, thân thiện với môi trường…

Ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án tại các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh và quốc phòng. Đồng thời, ưu tiên thực hiện các nội dung liên quan đến các lĩnh vực về sử dụng phụ phẩm là tài nguyên tái tạo, kinh tế tuần hoàn nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng kinh tế số trong nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; ứng dụng công nghệ an toàn thực phẩm, phát triển các ngành nghề thủ công, mỹ nghệ ở nông thôn, nhất là các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao năng lực và tổ chức hoạt động hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội; an ninh quốc phòng; ứng dụng công nghệ số; môi trường nông thôn… đảm bảo chất lượng, hiệu quả và tạo hiệu ứng lan tỏa.

Có khả năng huy động các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các nhà khoa học trong nước và nước ngoài; huy động được nguồn kinh phí của địa phương, doanh nghiệp, kinh phí ngoài ngân sách để thực hiện.

Các đề tài, dự án đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 tránh trùng lặp, chồng chéo với những đề tài, dự án thuộc các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia khác đang thực hiện, nhất là các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Chương trình đã được triển khai trong giai đoạn trước. Tập trung ưu tiên các nhiệm vụ đề tài được đề xuất từ các địa phương trong cả nước, có tính khả thi cao, huy động tối đa các nguồn lực xã hội cùng tham gia.

Sản phẩm của đề tài, dự án phải có đơn vị tiếp nhận, có địa chỉ ứng dụng và có khả năng áp dụng rộng rãi để phục vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương cũng như các tỉnh có điều kiện tương tự. Khuyến khích các đề tài dự án có sự tham gia hoặc chủ trì của doanh nghiệp; các đề tài dự án chuyển giao khoa học công nghệ của các cơ quan nghiên cứu.

Chi tiết xem tại văn bản số 8141/TB-BNN-VPĐP ngày 02/12/2022của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia thuộc Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

CTV Minh Quang

  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
1 2 3 
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH