20/01/2022 08:28
Lượt xem: 251
Hiệu quả từ Chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
Can thiệp giảm
tác hại dự phòng lây nhiễm HIV là một trong 4 chương trình trọng tâm của Chiến
lược Quốc gia, được coi là “quả đấm thép” trong phòng, chống HIV/AIDS. Hiện
nay, Chương trình được triển khai ở
hầu hết các tỉnh/thành phố; qua đó, góp phần
quan trọng trong việc làm giảm sự lan tràn của dịch HIV trong nhóm nguy cơ cao
và trong cộng đồng.
Theo
báo cáo số 27/BC-SYT, tại tỉnh Ninh Bình, Chương trình can thiệp giảm tác hại dự
phòng lây nhiễm HIV đã triển khai tại 06 huyện, thành phố là những điểm nóng về
ma túy, mại dâm và HIV/AIDS trên địa bàn; với 20 nhân viên tiếp cận cộng đồng
và các nhóm thuộc dự án thành phần Vusta (Dự án quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS) được tuyển chọn để thực hiện các hoạt
động can thiệp giảm tác hại.
Triển
khai chương trình can thiệp giảm tác hại bằng việc phân phát bao cao su, bơm
kim tiêm cho các đối tượng có hành vi nguy cơ cao làm giảm hành vi dùng chung
bơm kim tiêm, hạn chế thấp nhất số bơm kim tiêm bẩn vứt ra môi trường, đe dọa sự
an toàn của người dân. Từ đó góp phần giảm nguy cơ lây truyền HIV trong cộng đồng,
và phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, đường máu khác như viêm gan B,
viêm gan C. Tính đến ngày 31/12/2021 số bao cao su được phân phát là: 206.125
chiếc; Bơm kim tiêm: 593.592 chiếc; Hộp an toàn: 989 chiếc; Chất bôi trơn:
31.570 gói; thu gom Bơm kim tiêm đã sử dụng: 147.706 chiếc.
Bên
cạnh đó, việc triển khai điều trị Methadon tiếp tục được tỉnh quan tâm
chỉ đạo: Toàn tỉnh có 06 cơ sở điều trị Methadone tại: Trung tâm kiểm soát bệnh
tật, Trung tâm Y tế huyện/thành phố và 02 cơ sở cấp phát thuốc tại trạm y tế
xã. Tính đến 31/12/2021 số người bệnh hiện đang điều trị là: 832 người, trong
đó có 712 người điều trị liều duy trì đạt 85,5%. Các cơ sở điều trị Methadone
điều trị cho người bệnh theo thông tư hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng thuốc Methadone của Bộ Y tế. Đa số đều tuân thủ tốt quy trình
điều trị, trong quá trình điều trị không có tai biến chuyên môn, an ninh trật tự
tại khu vực điều trị được đảm bảo. Người bệnh được quản lý trên phần mền điều
trị methadone, người bệnh uống thuốc dùng thẻ theo quy định. Việc điều trị
Methadone đã mang lại hiệu quả to lớn, góp phần làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV
và các bệnh lây truyền qua đường máu, giúp người bệnh cải thiện kinh tế gia
đình, xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Cùng
với, công tác truyền thông được đổi mới cả về nội dung và hình thức, huy động
sự tham gia của các mạng lưới, cộng đồng người nhiễm HIV và nhóm có
hành vi nguy cơ vào các hoạt động truyền thông, cung cấp dịch vụ cho chính cộng
đồng của họ. Ngoài các kênh truyền thông trực tiếp, truyền thông qua mạng xã hội
đã được áp dụng phổ biến, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng đến
các đối tượng hiện nay. Qua các hoạt động truyền thông đã giúp nâng cao được hiểu
biết của nhân dân, thay đổi hành vi, cải thiện đáng kể về tình trạng kỳ thị,
phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, giúp người nhiễm HIV tiếp cận sớm các
dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và hòa mình vào cộng đồng dân cư, sống có ích cho
xã hội.
CTV
Lan Anh