Việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho phép người dân và doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng mọi lúc, mọi nơi
Theo đó, để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng
dịch vụ công trực tuyến trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông trân
trọng đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương Thực hiện rà soát, cập nhật, bổ sung hoặc ban
hành kế hoạch hành động năm 2023 để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công
trực tuyến, trong đó giao rõ nhiệm vụ, đầu mối chủ trì, nguồn lực và thời hạn
hoàn thành cụ thể. Khẩn trương hoàn thành triển khai Hệ thống thông tin giải
quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp nhất Cổng dịch vụ công
và Hệ thống một cửa điện tử; đồng thời, đề nghị doanh nghiệp cung cấp giải pháp
công nghệ thực hiện nâng cấp, cập nhật lên phiên bản mới nhất.
Thực hiện rà soát và lựa chọn các thủ tục hành chính đủ điều
kiện trong phạm vi bộ, ngành, địa phương đảm bảo triển khai dịch vụ công trực
tuyến toàn trình và một phần theo đúng quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP
ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ
công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố bảo đảm tối thiểu 80% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch
vụ công trực tuyến, tối thiểu 80% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp 2 dưới
dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình.
Xem xét, có chính sách giảm phí, lệ phí để khuyến khích người
dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Ban hành chính sách giảm thời gian xử lý hồ
sơ trực tuyến để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Triển
khai thí điểm một số dịch vụ không tiếp nhận bản giấy, một số ngày không tiếp
nhận bản giấy. Chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng tích cực triển khai đi từng
ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Thực hiện
các giải pháp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức kiến thức, kỹ
năng chuyên môn để bảo đảm phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Đẩy mạnh triển khai việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích để hỗ trợ triển khai dịch
vụ công trực tuyến, bảo đảm cá nhân, tổ chức không phải hiện diện tại cơ quan
nhà nước nếu pháp luật không quy định. Rà soát lại các thủ tục hành chính, dịch
vụ công trực tuyến, ưu tiên 25 dịch vụ công thiết yếu, có nhiều người sử dụng để
thực hiện đơn giản hóa, tái cấu trúc lại quy trình thực hiện, lược bỏ các bước
trung gian không cần thiết, lược bỏ các thành phần hồ sơ đã có trong cơ sở dữ
liệu để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tiếp cận, thực hiện.
Thiết kế, thiết kế lại giao diện, trải nghiệm người dùng đối
với các dịch vụ công trực tuyến, ưu tiên 25 dịch vụ công thiết yếu, có nhiều
người sử dụng. Đặc biệt chú trọng tới việc cung cấp thông tin hướng dẫn một đơn
giản, trực quan, dễ hiểu, dễ làm, giúp người dân có thể tự hiểu và tự thực hiện
một cách dễ dàng, thuận tiện. Bảo đảm sẵn sàng chức năng ký số từ xa trên cổng
dịch vụ công và thúc đẩy người dân sử dụng để thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
Kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ
thống thông tin của Kho bạc Nhà nước, Thuế để thực hiện thanh toán trực tuyến dịch
vụ công theo quy định.
Triển khai Kho dữ liệu điện tử của cá nhân, tổ chức trên Hệ
thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh để lưu giữ dữ liệu
giải quyết dịch vụ công, phục vụ chia sẻ, tái sử dụng dữ liệu trong thực hiện dịch
vụ công. Cung cấp đầy đủ, đa dạng và nâng cao chất lượng các kênh tương tác, hỗ
trợ người dân. Ví dụ như thông tin hướng dẫn thủ tục hành chính, Hỏi-Đáp, câu hỏi
thường gặp, Phản ánh, kiến nghị, Khảo sát, đánh giá sự hài lòng và Trợ lý ảo…
Trong đó, cần thiết lập ngay đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ kỹ thuật và đảm bảo
luôn có người trực đường dây nóng, tổng đài hỗ trợ kỹ thuật tối thiểu trong thời
gian hành chính để hỗ trợ, giải đáp các câu hỏi của người dùng.
Khai thác Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến của người dân
(VNForm) do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai để khảo sát, thu thập ý kiến
của người dân và doanh nghiệp trong quá trình trải nghiệm thủ tục hành chính
trên môi trường mạng. Nền tảng VNForm là kênh độc lập để khảo sát, thu thập ý
kiến người dân, doanh nghiệp. Các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành
chính cấp bộ, cấp tỉnh cần tích hợp và khai thác các biểu khảo sát từ VNForm,
thường xuyên nắm bắt ý kiến của người dân, doanh nghiệp để có những biện pháp cải
thiện chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ công.
Triển khai Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm tối thiểu 3 phương thức trao đổi thông tin, trạng thái
về hồ sơ điện tử giữa người dân và Cổng dịch vụ công: email, SMS và thông báo
trên Cổng dịch vụ công. Xem xét bổ sung phương thức trao đổi thông tin, trạng
thái hồ sơ qua các ứng dụng OTT (như Zalo). Triển khai cung cấp DVCTT trên thiết
bị di động bảo đảm cho thuận tiện cho người dân truy cập, sử dụng.
Đẩy mạnh hoàn thiện việc kết nối Hệ thống thông tin giải quyết
thủ tục hành cấp bộ, cấp tỉnh với Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp
và sử dụng dịch vụ Chính phủ số của Bộ Thông tin và Truyền thông để tăng cường
giám sát, đo lường một cách hiệu quả; thường xuyên đánh giá, kiểm tra, đối soát
thông tin và số liệu cho chính xác; liên hệ đầu mối của Cục Chuyển đổi số quốc
4 gia – Bộ Thông tin và Truyền thông mỗi khi việc kết nối gặp sự cố hoặc có vấn
đề bất thường xảy ra.
Thực hiện Văn bản số 3109/BTTTT-CĐSQG của Bộ Thông tin và
Truyền thông; ngày 15/8/2023 UBND tỉnh Ninh Bình ban hành văn bản số
422/UBND-VP7 về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.
Trong đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện,
thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ để tổ chức triển khai thực hiện đạt kết
quả các nhiệm vụ được giao, đảm bảo hoàn thành đúng thời gian quy định.