Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển Khoa học - Công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Quang cảnh Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Ninh Bình
Dự và chủ trì tại điểm cầu Ninh
Bình có đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng
Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Tổ trưởng Tổ
công tác triển khai Đề án 06 tỉnh. Cùng dự phiên họp có các thành viên Ban Chỉ
đạo chuyển đổi số tỉnh; các thành viên Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của tỉnh;
các thành viên Tổ công tác triển khai Đề án 06 của UBND tỉnh; các thành viên Tổ
giúp việc của chuyển đổi số, cải cách hành chính, triển khai Đề án 06 của UBND
tỉnh.
Trước khi bắt đầu Phiên họp, thừa
ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đức
Long đã công bố Quyết định số 598/QĐ-TTg ngày 13/3/2025 của Thủ tướng Chính phủ
về thành lập Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Phát biểu khai mạc phiên họp Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ: Cải cách hành chính, chuyển đổi số và triển khai
Đề án 06 là những công việc đã và đang được tích cực triển khai trong những năm
qua, nhưng cần được nâng tầm, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả để thực hiện
được các mục tiêu chiến lược phát triển đất nước (phấn đấu đến năm 2030, Việt
Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và
đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao), yêu cầu đặt ra là phải đột
phá hơn, mạnh mẽ hơn, quyết tâm, quyết liệt hơn trong hành động; đề ra chủ
trương, đường lối sát tình hình, huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân, của
xã hội, nguồn lực trong và ngoài nước, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại để phát triển nhanh, bền vững.
Trong bối cảnh tình hình diễn biến
nhanh chóng, khó lường, khó khăn, thách thức nhiều tuy nhiên cũng có nhiều cơ hội
thuận lợi, phải nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách phù hợp, linh hoạt, hiệu
quả, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự vào cuộc của nhân
dân, doanh nghiệp chúng ta phải ứng xử rất nhanh với tình hình thực tế, cả về
đường lối, chủ trương cũng như cả về hành động để tổ chức thực hiện.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng
GDP ít nhất 8% và phát triển 2 con số trong những năm tiếp theo và xác định
phát triển đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa
chọn, là giải pháp để phát triển nhanh, bền vững; đây cũng là một động lực tăng
trưởng. Thời gian qua, trong những lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo,
chuyển đổi số, chúng ta đã có những tiến bộ, đạt nhiều kết quả nhất định, nhưng
so với các nước tiên tiến, so với các nước trong khu vực và so với mong muốn,
yêu cầu phát triển thì vẫn còn khoảng cách. Chính vì thế Thủ tướng Chính phủ
yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp người dân phải
hành động, phải chuyển động thì cả nước mới chuyển động, từ đó nâng cao chất lượng
hiệu quả hơn mang lại hạnh phúc, ấm no cho toàn dân.
Tại phiên họp Thủ tướng Chính phủ
nhấn mạnh, làm thật tốt 3 nhiệm vụ trọng tâm liên quan đến phát triển Khoa học
- Công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06:
Tập trung tháo gỡ thể chế, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ ngành khẩn trương
rà soát các luật liên quan, tổng hợp, đề xuất Quốc hội theo hình thức một luật
sửa nhiều luật tại kỳ họp sắp tới,nhanh chóng tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, với
quan điểm thể chế là động lực, nguồn lực, truyền cảm hứng phát triển; Tiếp tục
rà soát, đầu tư hạ tầng; bố trí ngân sách cho năm 2025 cho khoa học công nghệ; Đa
dạng hóa hình thức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình
hình hiện nay.
Thủ tướng nhấn mạnh, phải phân
công: rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm; làm việc
trên tinh thần 3 có và 2 không. 3 có là có lợi cho đất nước, có lợi cho người
dân, có lợi cho doanh nghiệp; 2 không là không có động cơ cá nhân, tham nhũng,
tiêu cực và không để thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước, của nhân dân,
tài nguyên của đất nước. Các cơ quan hành chính phải chuyển trạng thái từ xử lý
công việc cho người dân, doanh nghiệp sang phục vụ người dân và doanh nghiệp.
Tại Phiên họp các đại biểu tập
trung thảo luận, phân tích, đánh giá việc triển khai các hoạt động khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06
thời gian qua. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, rào
cản, điểm nghẽn, và xác định nguyên nhân
để rút ra các bài học kinh nghiệm. Các đại biểu cũng nêu các nhiệm vụ, giải
pháp trọng tâm trong thời gian tới để khơi thông những điểm nghẽn còn ách tắc
trong tổ chức triển khai thực hiện.
Phát biểu Kết luận phiên họp, Thủ
tướng Phạm Minh Chính ghi nhận đáng giá cao những nỗ lực cố gắng của các bộ,
ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ban Chỉ đạo của
Chính phủ; đóng góp quan trọng lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, sự
đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành,
địa phương phải bố trí nguồn lực, nhân lực, có chế độ chính sách thỏa đáng cho
công việc này; ngoài cáp quang, hệ thống 5G thì phải có hệ thống vệ tinh; tiến
thẳng, tiến nhanh khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.
Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu xử lý thủ tục hành chính trên môi trường mạng càng
nhanh càng tốt đáp ứng được yêu cầu đề ra. Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền
mặt; triển khai thu thuế điện tử, hóa đơn điện tử; Bộ Tài chính phải cương quyết
triển khai việc này trong vòng 6 tháng; các cơ sở ăn uống, dịch vụ bán lẻ phải
trang bị máy thanh toán điện tử, nếu không thực hiện thì bị không cho kinh
doanh, phải tăng cường kiểm tra; phát triển Chính phủ số, Chính phủ không giấy
tờ; quyết tâm đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động trong năm 2025.
Trong thời gian tới, đẩy mạnh số
hóa quốc gia; cắt giảm thủ tục hành chính; công dân số toàn diện; bộ máy tinh gọn;
dữ liệu kết nối; quản trị thông minh. Các địa phương khẩn trương hoàn thành số
hóa dữ liệu hộ tịch, dữ liệu đất đai, chủ động nghiên cứu phương án tái sử dụng
dữ liệu đã số hóa để thực hiện đơn giản hóa đối với 200 TTHC theo thẩm quyền
(có 10 địa phương: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TPHCM, Bắc Giang,
Hà Nam, Nam Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa đã khai thác dữ liệu đất đai
trong giải quyết thủ tục đăng ký cư trú).
Sau kết thúc phiên họp trực tuyến,
đồng chí Phạm Quang Ngọc, Phó Bí thư Tỉnh ủy, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy
mạnh rà soát, đơn giản hóa TTHC, tạo thuận lợi cho người dân và
doanh nghiệp.