Ngành y tế Ninh Bình : Tăng cường các biện pháp ứng phó với mưa, lũ
Ảnh minh họa
1.Các đơn vị dự phòng:
Tiếp tục thực hiện Công văn số 1464/SYT-NVY ngày 14/6/2024
của Sở Y tế về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y
tế trong mùa mưa lũ; Công văn số 2373/SYT-NVY ngày 06/9/2024 của Sở Y tế về việc
tăng cường phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trước, trong và sau cơn
bão số 3 và mưa lũ; Chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh đặc biệt
là vùng bị mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng và chủ động triển
khai các phương án phòng chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra. Thường trực
các đội cơ động chống dịch sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch
bệnh; Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở
vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, xử lý môi trường
trong và sau mưa, lũ.
Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ y tế và
người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng với ứng phó với
tình trạng mưa lớn, lũ, chuẩn bị các vật dụng chứa nước sạch, phương tiện, dụng
cụ xử lý môi trường, xử lý nước; thu gom, quản lý chất thải y tế, đảm bảo vệ
sinh cá nhân.
Giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chủ trì phối hợp với các
đơn vị và chính quyền địa phương đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng chống
dịch bệnh, công tác vệ sinh môi trường, quản lý chất thải và tăng cường kiểm
tra chất lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt từ các nhà máy nước, trạm cấp
nước tập trung đảm bảo nồng độ clo dự theo quy định.
2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các đơn
vị tổ chức thực hiện Kế hoạch số 106/KH-SYT ngày 06/9/2024 của Sở Y tế về việc
Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm
và các bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa bão, lũ năm 2024. Tổ chức tuyên truyền cho người dân kiến thức về an toàn thực
phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm để nâng cao
trách nhiệm chuyển đổi hành vi mất an toàn thực phẩm.
Phổ biến các quy định bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ
sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và kinh doanh thức ăn đường phố tại các trường học,
bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất…Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm
đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
3. Cơ sở khám, chữa bệnh
Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dịch truyền, trang thiết bị y
tế, phương tiện... sẵn sàng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh khi
có ngộ độc thực phẩm, các bệnh dịch xảy ra trên địa bàn; kịp thời báo cáo vụ việc
ngộ độc thực phẩm và thực hiện báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng
quy định về Sở Y tế để được chỉ đạo, hỗ trợ xử lý kịp thời; Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh khuôn viên và khử khuẩn
các khoa, phòng. Trường hợp bể chứa nước sạch bị ngập thì sau khi nước rút cần
tiến hành thau rửa và khử trùng bể chứa; Tăng cường công tác thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý chất
thải y tế. Kiểm tra, khắc phục các khu vực lưu giữ chất thải y tế, đặc biệt là
chất thải lây nhiễm để đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường. Kiểm tra hệ thống thu gom và hệ thống xử lý nước thải y tế; tăng cường
các biện pháp khử khuẩn để xử lý nước thải y tế đảm bảo yêu cầu trước khi xả thải
ra môi trường.
Sở cũng đề nghị UBND các huyện/thành phố chỉ đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc trên địa bàn phối hợp
với đơn vị y tế triển khai công tác bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường; quản
lý chất thải; an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh trong mùa bão, lũ trên
địa bàn huyện.
Xem văn bản số 2434/SYT-NVY tại đây