Theo đó, nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong sản xuất, thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm nông lâm thuỷ sản trong thời gian trước, trong và sau dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ, tiếp theo công văn số 9737/BNN-CCPT ngày 20/12/2024, công văn số 76/BNN-CCPT ngày 06/1/2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo Cơ quan chuyên môn trực thuộc, chính quyền các cấp tổ chức triển khai một số biện pháp như sau:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn thực phẩm, thông tin tuyên truyền về tác hại, hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm đối với sức khoẻ cộng đồng và của chính tổ chức, cá nhân vi phạm bằng nhiều hình thức (phóng sự, bài báo trên các loại phương tiện truyền thông), thông qua các cấp chính quyền và tổ chức chính trị, xã hội địa phương. Đặc biệt, xác định rõ trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ quy định của pháp luật của cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản theo quy định của Luật An toàn thực phẩm (khoản 2 Điều 3, khoản 2 Điều 7, khoản 2 Điều 8).
Nuôi trồng hải sản tại Kim Sơn (ảnh internet)
Chỉ đạo UBND cấp huyện, cấp xã tổng hợp, thống kê, lập danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm có nguy cơ cao (sản phẩm ăn liền, sản phẩm có yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt, thời gian sử dụng ngắn; sản phẩm dễ bị lạm dụng sử dụng chất cấm, chất ngoài danh mục được phép sử dụng, các đối tượng có chứa độc tố tự nhiên, sản phẩm có rủi ro cao về vi sinh vật gây bệnh,...), cơ sở nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình, hộ cá thể nhưng sản xuất sản lượng sản phẩm đưa tiêu thụ lớn hàng ngày. Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành (có sự tham gia lực lượng công an, y tế, công thương và chính quyền địa phương) kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nêu trên, kịp thời ngăn chặn, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật được phát hiện trong quá trình kiểm tra (nếu có).
Nghiên cứu, đề xuất cụ thể nội dung để đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách quản lý mới đối với các quy định hiện hành của Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15/2018/NĐ-CP gửi về Bộ trước ngày 15/2/2025 để tổng hợp đề xuất với Bộ Y tế (cơ quan chủ trì soạn thảo Luật, Nghị định sửa đổi).
Thực hiện nội dung được nêu tại văn bản trên, ngày 03-2-2025, UBND tỉnh ban hành văn bản số 65/UBND-VP3 giao Sở Nông nghiệp và Phát triền nông thôn chủ trì,
phối hợp với Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường, UBND các huyện, thành phố và
các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tại văn bản trên; Nghiên cứu, đề xuất cụ thể nội dung để đề nghị sửa đổi, bổ sung chính
sách quản lý mới đối với các quy định hiện hành của Luật An toàn thực phẩm,
Nghị định 15/2018/NĐ-CP gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND
tỉnh trước ngày 15/02/2025.