Kế hoạch triển khai thực hiện chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp
Việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm bảo đảm tính liên tục, nhất quán trong quản lý và triển khai các chương
trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công, không để xảy ra đình trệ, gián đoạn
do ảnh hưởng của việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh; Thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước
(NSNN) và pháp luật có liên quan; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo đảm mục
tiêu giải ngân theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm
quyền; Quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, tránh
chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
UBND tỉnh yêu việc bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn
đầu tư công phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng phạm vi quản lý, có đầy đủ
hồ sơ tài liệu kèm theo; hạn chế tối đa các thủ tục phát sinh không cần thiết, các cơ
quan, đơn vị phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận hồ sơ dự án (hồ sơ pháp lý, hồ
sơ kiểm soát, thanh toán vốn của dự án, hồ sơ nhận nợ và trả nợ vay lại), tài liệu
giữa các bên, kể cả các khoản tạm ứng, nợ phải thu, nợ phải trả (nếu có). Tuyệt đối
không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí; Việc bàn giao, tiếp nhận các chương trình, nhiệm vụ, dự án, kế hoạch vốn
đầu tư công phải bảo đảm không làm ảnh hưởng, gián đoạn việc thực hiện và giải
ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
Đối với các dự án đang đầu tư dở dang nhưng cần
thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, công năng sử dụng, các cơ quan, đơn vị báo cáo cấp
có thẩm quyền điều chỉnh ngay theo quy định. Cấp quyết định đầu tư chịu trách
nhiệm hoàn thành dự án, không để dự án dở dang, gây lãng phí, trường hợp cần
điều chỉnh mục tiêu, công năng sử dụng để phù hợp với tổ chức bộ máy mới, thực
hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của pháp luật. Phân công rõ việc, rõ người, rõ trách nhiệm; bảo đảm hoàn thành đúng thời
hạn các thủ tục thẩm định, phê duyệt, giải phóng mặt bằng, thanh toán, quyết toán,
nhận nợ và trả nợ vay lại; Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước,
Luật Quản lý nợ công và các pháp luật khác có liên quan; kịp thời báo cáo cấp có
thẩm quyền để tháo gỡ vướng mắc phát sinh.
Phạm vi áp dụng là các chương trình, nhiệm vụ, dự án sử dụng vốn đầu tư công và kế hoạch đầu
tư công chịu ảnh hưởng bởi quá trình sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính (sắp
xếp, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 02 cấp).
Đối tượng áp dụng là các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt
động đầu tư công, quản lý và sử dụng vốn đầu tư công (bao gồm vốn ODA, vay ưu
đãi nước ngoài) trong phạm vi tỉnh Ninh Bình.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư
dự án nghiên cứu, triển khai công tác chuyển tiếp quản lý các chương trình, nhiệm
vụ, dự án, kế hoạch đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy
địa phương theo 03 giai đoạn, gồm: trước, trong và sau khi có quyết định (hoặc
nghị quyết) của cấp có thẩm quyền về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính, cụ thể
như sau:
Giai đoạn trước khi có quyết định, nghị quyết sáp nhập
Giai đoạn sau khi có quyết định, nghị quyết sáp nhập
Giai đoạn sau khi hoàn thành sắp xếp, tổ chức bộ máy
Chi tiết Kế hoạch như sau: