Công bố bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan
Lượt xem: 316
UBND huyện Nho Quan vừa ban hành Quyết định số 3732/QĐ-UBND công bố bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan.
anh tin bai

 

Thời gian xảy ra dịch là ngày 06/5/2025. Vùng dịch thuộc xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan. Vùng bị dịch uy hiếp gồm các xã: Quảng Lạc, Phúc Sơn, Thanh Sơn, Phú Lộc. Vùng đệm gồm các xã: Văn Phú, Văn Phương, Phú Long, Kỳ Phú, Thượng Hoà.

Các biện pháp chống dịch: Triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp dập dịch theo quy định và theo Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 07/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, giai đoạn 2020-2025”; Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 13/11/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2025; Kế hoạch số 224/KHUBND ngày 04/12/2024 của UBND huyện Nho Quan về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn huyện Nho Quan năm 2025.

Trong đó cần tập trung một số biện pháp trọng tâm sau: hủy toàn bộ lợn mắc bệnh, lợn chết, lợn có kết quả xét nghiệm dương tính với mầm bệnh Dịch tả lợn Châu phi; Tại vùng đã công bố dịch, việc tiêu hủy có thể được áp dụng với đàn lợn nghi mắc bệnh, có triệu chứng lâm sàng của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (do Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện chẩn đoán, xác định) mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng. Đối với lợn khỏe mạnh trong cùng ô chuồng, dãy chuồng có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) thì được vận chuyển để tiêu thụ tại địa bàn cấp huyện. Đối với lợn khỏe mạnh tại ô chuồng, dãy chuồng chưa có lợn mắc bệnh, lấy mẫu và có kết quả xét nghiệm âm tính với mầm bệnh DTLCP được vận chuyển để nuôi hoặc tiêu thụ thuộc địa bàn cấp tỉnh; Công bố hết dịch theo quy định của Luật Thú y, sau 21 ngày kể từ khi tiêu hủy con lợn bệnh cuối cùng mà không có con nào mắc bệnh, nghi mắc bệnh, đồng thời đã thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch đảm bảo không còn mầm bệnh để phát sinh ổ dịch mới hoặc lây lan sang nơi khác.

 Tổ chức, triển khai công tác khử trùng tiêu độc: Tại ổ dịch và vùng bị dịch uy hiếp: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo.

Vùng đệm: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 01 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch; Tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh: Tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh, nguy cơ tái phát dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh trên diện rộng đến từng đối tượng cụ thể (vận chuyển, buôn bán lợn, người chăn nuôi, cán bộ làm công tác thú y).

UBND huyện Nho Quan yêu cầu UBND các xã (có dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm) thực hiện nghiêm các biện pháp đồng bộ chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và bố trí kinh phí thực hiện các biện pháp đồng độ, quyết liệt chống dịch trên địa bàn có hiệu quả.

UBND xã Quỳnh Lưu: chức lực lượng tiêu hủy ngay đàn lợn có kết quả xét nghiệm dương tính và đàn lợn bị ốm, chết có triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đảm bảo kịp thời, chính xác, tuân thủ đúng quy trình xử lý lợn bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi được quy định tại Quyết định số 408/QĐ-TY-DT ngày 26/11/2021 của Cục Thú y. Quá trình tiêu hủy phải tổ chức kiểm đếm số lượng lợn bị tiêu hủy đảm bảo tuyệt đối chính xác, dân chủ, khách quan, công bằng với sự chứng kiến của các cơ quan chuyên môn của huyện, Lãnh đạo UBND xã, công an, thú y, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã và các đoàn thể, thôn, xóm; xác định vị trí tiêu hủy đảm bảo vệ sinh môi trường,…

Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp khoanh vùng, khống chế, nhanh chóng dập Dịch tả lợn Châu Phi. Duy trì hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Phòng Nông nghiệp và Môi 3 trường, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện) tập trung mọi nguồn lực của địa phương, huy động sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và chủ hộ chăn nuôi tổ chức xử lý dứt điểm ổ dịch, để sớm khống chế, ngăn chặn, hạn chế thấp nhất dịch bệnh lây lan và phát sinh ra diện rộng.

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở động vật huyện, Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung đôn đốc, chỉ đạo UBND xã Quỳnh Lưu triển khai đồng bộ các biện pháp chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo quy định, không để dịch lây lan.

Giao Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn các xã, thị trấn lập và quản lý hồ sơ các điểm tiêu hủy lợn nhiễm bệnh. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó dịch, UBND xã có dịch, các xã vùng bị dịch uy hiếp có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện ngay các biện pháp phòng chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh, tổng hợp báo cáo hằng ngày về UBND huyện và Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình.

Giao Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện kiểm tra, chẩn đoán, xác định dịch bệnh; hướng dẫn tham gia giám sát quy trình tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Phụ lục 06, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường).

Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện bố trí kinh phí để chống dịch và hướng dẫn hồ sơ xin hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy theo quy định. 

Quyết định Về việc công bố bệnh Dịch tả lợn Châu Phi tại xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan

Cổng TTĐT tỉnh
  • Từ khóa :

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image
BẢN ĐỒ TỈNH NINH BÌNH