29/05/2023
Ninh Bình làm sống lại nghề Gốm cổ xưa
Lượt xem: 251
Các nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện và nhận định: Đồ Gốm xuất hiện ở Ninh Bình từ khoảng 8.000 – 9.000 năm trước, được xem là sớm nhất trong khu vực và trên thế giới. Nhận thức sâu sắc về giá trị các di sản, những năm qua tỉnh đã dành sự quan tâm đặc biệt cho công tác nghiên cứu, khảo cổ học, đồng thời có những giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của nghề Gốm tại đây.
Bảo tồn, phát triển nghề gốm Bồ Bát xã Yên Thành, huyện Yên Mô.Ninh Bình là một vùng đất cổ, nơi có người tiền sử sinh sống trong các hang động thuộc sơn khối đá vôi với nhiều sáng tạo vật chất. Đặc biệt là phát minh ra đồ gốm đất nung. Các hiện vật cổ được phát hiện tại di chỉ khảo cổ Mán Bạc, xã Yên Thành, huyện Yên Mô đã cho thấy một nền văn hóa rực rỡ, trở thành một bộ phận quan trọng của đỉnh cao gốm tiền sơ sử ở miền Bắc Việt Nam. Nghề gốm tại đây phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ nhà Đinh và Tiền Lê, để phục vụ cho việc xây dựng kinh đô Hoa Lư với nhiều loại hình vật liệu kiến trúc đặc trưng bằng gốm.
Khi vua Lý Thái Tổ dời đô, những nghệ nhân giỏi cũng đã theo triều đình ra nhà Lý ra đất Thăng Long lập phường làm gốm mới. Sau gần nghìn năm thất truyền, những năm gần đây, chính quyền địa phương và doanh nghiệp đã từng bước làm sống lại nghề gốm xa xưa của làng gốm Bồ Bát ở xã Yên Thành, huyện Yên Mô với những sản phẩm ngày càng tinh xảo, tiếp nối cha ông.
Thời gian tới, tỉnh Ninh Bình sẽ tiếp tục có những chính sách bảo tồn, phát triển nghề gốm, hướng tới xây dựng Bảo tàng gốm, tạo thành quần thể văn hóa di sản vừa bảo tồn nghề gốm cổ vừa phục vụ phát triển kinh tế bền vững, gia tăng giá trị cho nghề gốm và tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương./.
nbtv.vn