02/06/2023
Khởi sắc trong phát triển nông thôn ở Ninh Bình
Lượt xem: 142
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự đoàn kết nhất trí của các tầng lớp nhân dân, các hình thức tổ chức sản xuất trên địa bàn tỉnh tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả. Lực lượng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh ngày càng tham gia, đầu tư sâu rộng vào nông nghiệp, nông thôn, đang trở thành động lực, nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản.
Ảnh minh họa
Tính đến
nay toàn tỉnh hiện có 358 HTX NN. Số HTX tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm
2012 là 354 HTX, chiếm 98,9%. Có 164 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trên địa bàn tỉnh có 258 trang trại theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và PTNT (trong đó có 62 trang trại tổng hợp; 139 trang trại chăn nuôi;
47 trang trại thủy sản, 10 trang trại trồng trọt).
Hiện nay,
trên địa bàn tỉnh có 77 làng nghề được công nhận, trong đó có 04 làng nghề chế
biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 13 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ;
46 làng nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu
ren, đan lát, cơ khí nhỏ; 11 làng nghề sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; 03
làng nghề dịch vụ, phục vụ đời sống dân cư nông thôn.
Đa số các
làng nghề đều hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Nhiều làng nghề đã tạo được
thương hiệu và uy tín trên thị trường như các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, thêu
ren, chế biến cói, gốm sành sứ, sản xuất bún bánh, trồng đào phai,...Đây cũng là
các làng nghề mang tính thế mạnh và đặc trưng của tỉnh.
Chương trình
OCOP trên địa bàn tỉnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, tính đến tháng 5/2023 toàn
tỉnh đã có 101 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP, trong đó có 68 sản phẩm hạng
4 sao, 33 sản phẩm hạng 3 sao.
Từ đầu năm
đến nay đã khảo sát và trình UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình
OCOP năm 2023, trong đó ưu tiên hỗ trợ hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP của
các xã NTM nâng cao, kiểu
mẫu.
CTV Minh Quang