24/01/2025
Kết quả nổi bật trong sản xuất công nghiệp năm 2024 của tỉnh Ninh Bình
Lượt xem: 162
Những tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, sức mua giảm; ít đơn hàng; khó tìm kiếm khách hàng mới… Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo các đơn vị tiếp tục theo dõi sát tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời tháo gỡ ngay những khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh; đặc biệt là những doanh nghiệp chủ lực, có đóng góp lớn vào giá trị sản xuất và tăng thu ngân sách địa phương; thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, khơi thông các nguồn lực phát triển kinh tế.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Quang Ngọc thăm, động viên sản xuất tại Nhà máy kính CFG Ninh Bình
Tỉnh đã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại
ngành công nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng của ngành chế biến chế tạo, giảm dần
các ngành thâm dụng lao động. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số
12/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2024 về việc triển khai thực hiện Đề án cơ cấu
lại ngành công nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035
Do vậy, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp (theo giá so
sánh 2010) ước đạt 15.494 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2023. Chỉ số sản xuất
công nghiệp (IIP) trên địa bàn tỉnh tăng 10,29%, trong đó, ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 10,24%; sản xuất, phân phối điện tăng 16,52%; cung cấp nước,
hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,05%; công nghiệp khai
khoáng tăng 10,61%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có mức tăng trưởng khá
so với năm 2023 như: phân urê tăng 19%; phân lân nung chảy tăng 41,5%; phân NPK
tăng 37%; thép cán tăng 22,3%; giày dép các loại tăng 22%; cần gạt nước ô tô
tăng 21,6%; xe ô tô 5 chỗ ngồi trở lên tăng 14,3%... Tuy nhiên, một số sản phẩm
có mức sản xuất giảm sút như: xi măng và clanke giảm 2,7%; modul camera giảm
14,4%; quần áo các loại giảm 1,2%; linh kiện điện tử giảm 0,9%...
Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được duy trì phát triển tạo
việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Toàn tỉnh có 77 làng nghề (trong
đó, có 04 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 59 làng nghề sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ (gồm: 11 làng nghề chế tác đá; 04 làng nghề thêu ren; 37
làng nghề cói, bèo bồng; 04 làng nghề mây tre đan; 02 làng nghề mộc; 01 làng
nghề gốm sứ); 11 làng nghề kinh doanh sinh vật cảnh; 02 làng nghề nề xây dựng;
01 làng nghề sinh dược).
Ngành nghề nông thôn được quan tâm chỉ đạo, một số làng nghề
có thế mạnh và đặc trưng của tỉnh đã tạo được thương hiệu và uy tín trên thị
trường như các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, thêu ren, chế biến cói, gốm sành sứ,…
Công tác khuyến công, xúc tiến thương mại giúp cho các doanh nghiệp tìm kiếm được
nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu,
tiếp cận, kết nối các thị trường, đối tác mới, tăng cường kết nối thị trường quốc
tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Kế hoạch khuyến công địa phương
năm 2024 trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện 24 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ
3.208 triệu đồng. Đến nay, 22 đề án đã được thẩm định và cấp 70% kinh phí hỗ trợ
thực hiện, trong đó đã nghiệm thu cơ sở được 11 đề án, còn 11 đề án đang tiếp tục
triển khai thực hiện.
Cổng TTĐT tỉnh