Yên Khánh: Tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình mới
Ảnh minh hoạ
Huyện Yên Khánh xác định công tác bảo đảm TTATGT phải quán triệt quan điểm: Đối mới về tư duy, nhận thức và hành động, xác định bảo đảm TTATGT là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là thành tố quan trọng trong bảo đảm an ninh con người, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của đất nước; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể, động lực, nguồn lực; đặt an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân là trên hết, trước hết; bảo đảm các quyền lợi cho người dân là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của lực lượng chức năng,
Theo Kế hoạch, huyện Yên Khánh triển khai thiết lập trật tự, kỷ cương trong chấp hành pháp luật
về giao thông của cả người tham gia giao thông và lực lượng thực thi pháp luật
về giao thông; xây dựng ý thức tự giác, ứng xử văn minh, chuẩn mực của người
dân khi tham gia giao thông, từng bước hình thành rõ nét văn hóa giao thông
trong Nhân dân; giảm thiểu tai nạn giao thông, trọng tâm là bảo đảm an ninh, an
toàn sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhân dân; khắc phục tình trạng ùn tắc
giao thông.
UBND huyện yêu cầu: Các cơ quan thành viên Ban An
toàn giao thông huyện, Ban An toàn giao thông các xã, thị trấn triển khai thực
hiện, hiệu quả các chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong công tác bảo đảm
TTATGT cụ thể từng nhiệm vụ, từng hoạt động, phù hợp với điều kiện thực tiễn của
địa phương, đơn vị; đảm bảo tiết kiệm, tránh hình thức. Người đứng đầu cấp ủy,
chính quyền các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác bảo đảm TTATGT trên
địa bàn phụ trách. Xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền
địa phương nếu để tình hình TTATGT xảy ra phức tạp trên địa bàn do thiếu lãnh đạo,
chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm
trong phạm vi quản lý. Tất cả các vụ tai nạn giao thông hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng xảy ra phải được xem xét, cá thế hóa, xử lý trách nhiệm của tập thể, cá
nhân liên quan; Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước về bảo đảm TTATGT. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, sai phạm, tiêu cực của các cơ quan quản
lý nhà nước về giao thông, lực lượng thực thi pháp luật về giao thông, chính
quyền địa phương và các lực lượng khác có liên quan đến đầu tư xây dựng, quản
lý hành lang an toàn giao thông; Tập trung phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng,
như điều khiển phương tiện quá tốc độ cho phép, vi phạm nồng độ cồn, ma túy,
“cơi nới” thành, thùng xe, chở hàng quá khổ, quá tải...
Đồng thời, phải tiếp tục thực hiện
quyết liệt việc kiểm soát, xử lý đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ
cồn nhằm tạo chuyển biến tích cực, tiến tới hình thành thói quen, văn hóa “đã uống
rượu bia không lái xe”, trước hết trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, lực
lượng vũ trang đến Nhân dân; Tiếp tục đổi mới về nội dung, hình thức công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông theo hướng dễ hiểu, dễ
tiếp thu, phù hợp với từng vùng, khu vực, địa bàn, lứa tuổi, tôn giáo, nhất là
thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên... nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức và hành cộng của các cấp, các ngành và Nhân dân trong công tác bảo đảm
TTATGT; mỗi người dân phải có ý thức tự bảo vệ mình và trách nhiệm bảo vệ người
khác khi tham gia giao thông; Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể
chế, cơ chế, chính sách Pháp luật về TTATGT đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật;
Xây dựng lộ trình thực hiện đồng bộ quy hoạch hạ tầng giao thông gắn với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của ngành, lĩnh vực; nâng cao chất luợng, đẩy nhanh
tiến độ, xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, các dự án đầu tư kết cấu hạ
tầng giao thông trọng điểm; tổ chức lại giao thông khoa học, hợp lý, đồng bộ gắn
với việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là hành lang ATGT; Nâng cao hiệu
quả công tác đăng ký, quản lý phương tiện cơ giới đường bộ, theo hướng định
danh phương tiện gắn với định danh cá nhân. Nghiên cứu, thể chế hóa phương thức
cấp biến kiểm soát phương tiện có giới hạn và trả phí sở hữu biển kiểm soát để
khai thác hiệu quả, tránh lãng phí tài sản công, nguồn tài nguyên biển số; Tăng
cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang bị phương tiện cho các lực lượng
chuyên trách bảo đảm TTATGT. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi
số trong hoạt động quản lý, giám sát, điều hành giao thông, tuần tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm, điều tra tai nạn giao thông...
Xem chi tiết Kế hoạch số 75/KH-UBND của UBND huyện Yên Khánh tại đây.