16/03/2023
Thành phố tập trung cao cho công tác tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới .
Để tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan quản lý về antoàn thực phẩm của thành phố và phường, xã trong công tác bảo đảm an ninh,an toàn thực phẩm trong tình hình mới, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng,bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; góp phần vào sự phát triển kinh tế - xãhội của thành phố …. UBND Thành phố Ninh Bình đã ban hành kế hoạch số 45 triển khai thực hiện Kế hoạch số 88-KH/TU, ngày 23/02/2023 củaBan Thường vụ Thành ủy thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW, ngày21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh,an toàn thực phẩm trong tình hình mới .
Theo
như kế hoạch, UBND Thành phố đã đề ra 5 giải pháp để bảo
đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Trong đó, bên cạnh việc tăng cường sự
lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp trong công
tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm,
UBND
Thành phố còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động,
giáo dục và phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm, nhằm nâng
cao nhận thức của toàn xã hội trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng
thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch ( chú trọng đến các cơ sở sản xuất, kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn); Xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối
với tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật, không chính xác về bảo đảm an ninh, an
toàn thực phẩm, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của
nhân dân về an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, hậu kiểm
công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm ( nhất là tập trung vào các
công đoạn có tiềm ẩn nguy cơ cao); kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý
nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi
phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, giám sát
các địa phương trong việc ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, nhằm kiểm
soát chặt chẽ hóa chất bảo vệ thực vật, việc sử dụng các chất cấm, lạm dụng
kháng sinh trong chăn nuôi, hóa chất không rõ nguồn gốc trong tất cả các khâu ( từ
nguyên liệu đến sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm); đồng
thời có những biện pháp phù hợp để phòng, chống hàng giả, hàng kém chất
lượng và hàng nhập lậu đang lưu thông trên thị trường. Kiện toàn tổ chức bộ máy
quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm
an ninh, an toàn thực phẩm tại địa phương ( đảm bảo trách nhiệm, đủ năng
lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới khi có chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh).
Tập
trung triển khai mở rộng quy mô, quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản
an toàn; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm an ninh, an toàn thực
phẩm, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã,
phường một sản phẩm (OCOP); thúc đẩy phát triển các chuỗi cung ứng, phân phối
thực phẩm an toàn, hàng hóa nông sản có chất lượng cao, hướng giảm
dần tỷ trọng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; Tăng cường quản lý bảo đảm
an ninh, an toàn thực phẩm đối với làng nghề thực phẩm, chợ thực phẩm, chợ
đầu mối nông sản thực phẩm ..v..v…./.
Lê Thúy